Quy trình sơn giao thông dẻo nhiệt được chuyên gia giới thiệu

Sơn dẻo nhiệt phản quang sở hữu những tính năng nổi bật, và giữ vị trí rất quan trọng không thể thiếu cho các công trình giao thông đường bộ, nhà kho, cầu cảng. Quy trình sơn giao thông dẻo nhiệt sẽ mang đến cho khách hàng sự yên tâm và hài lòng.

Tìm hiểu về sơn giao thông dẻo nhiệt

Sơn giao thông dẻo nhiệt  là loại sơn có độ bám dính cực cao, được dùng để kẻ vạch đường, dải phân cách trong hệ thống đường giao thông. Hiện nay loại sơn này được thi công trên nhiều bề mặt khác nhau như bề mặt sơn epoxy, bề mặt bê tông mang đến chất lượng tốt nhất.

Sơn giao thông dẻo nhiệt

Cấu tạo của sơn giao thông dẻo nhiệt gồm bột nguyên sinh anphatic hydrocacbon dẻo hóa cùng dầu khoáng, bột màu chịu nhiệt cùng các hạt bi thủy tinh  phản quang, được trộn sẵn với các chất phụ gia và chất độn calcided trắng, tỷ lệ hạt bi phản quang không ít hơn 20%.

Tuy nhiên nếu muốn lớp sơn có khả năng phản quang tốt hơn, thì có thể rải thêm sau khi đã đổ sơn xong. Sơn dẻo nhiệt phản quang là loại vật liệu dùng để kẻ vạch đường, và được sử dụng để nấu chảy ở nhiệt độ tầm khoảng 200 độ C trong thiết bị chuyên dụng.

Sơn dẻo nhiệt phản quang dễ nung chảy và áp dụng trên bề mặt bê tông, hay asphalt bằng phương pháp phun áp lực hay cán trải. Hiện nay quy trình sơn giao thông dẻo nhiệt được ứng dụng  để kẻ vạch đường trên các bề mặt như bề mặt đường nhựa asphalt, bề mặt bê tông, bề mặt epoxy...thi công sơn dẻo nhiệt phản quang ở các bãi đỗ xe, các khu tầng hầm, sơn kẻ vạch nhà xưởng, nhà máy, sơn kẻ vạch trên sàn epoxy.

Quy trình sơn giao thông dẻo nhiệt

Quy trình thi công sơn dẻo nhiệt giao thông

Sau đây là quy trình sơn giao thông dẻo nhiệt được diễn ra như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Đầu tiên cần đặt biển báo tín hiệu ở 2 đầu đoạn đường chuẩn bị thi công, định vị tim, lề đường, căng dây làm cự ly cho xe sơn đi qua.

Tiến hành loại bỏ các tạp chất như bụi bẩn, dầu mỡ và các hợp phần đóng rắn trước khi thi công, không được thi công trên bề mặt có cát, bùn hay các vật thể lạ, sẽ khiến cho bề mặt bị suy giảm về độ kết dính, hay lớp sơn cũ bị nứt, bong tróc ra.

Một lưu ý chính là đối với bề mặt đường bê tông, asphalt cũ hay đã bị mài bóng, nên tiến hành thêm một lớp son lót.

Bước 2: Thi công lớp sơn lót

Bằng cách lăn lớp sơn lót thật đều xuống mặt đường, sau khoảng 10- 15 phút cho sơn đã khô thì mới tiến hành thi công sơn nóng.

Bước 3: Thi công sơn dẻo nhiệt phản quang

Ở bước này cần tiến hành nấu sơn theo đúng quy định, sau đó sẽ tiến hành trải sơn, cần đảm bảo bề mặt vạch sơn trên mặt đường không bị phồng rộp, bong tróc, vón cục.

Sau đó sẽ tiến hành tạo độ phản quang bằng cách thi công một lớp bi trên bề mặt vạch, loại bi được sử dụng phải đạt yêu cầu của thiết kế công trình. Bi phản quang được rắc bằng máy với tốc độ thích hợp hoặc rơi tự do.

Quy trình sơn giao thông dẻo nhiệt được diễn ra gồm 3 bước, sẽ mang đến chất lượng đảm bảo và thời gian sử dụng lâu bền.

Bài viết liên quan

Nhận xét

Chat Zalo
Chat Facebook
Chat Zalo Chat Facebook